Đây thực sự không phải là bài phân tích duy nhất về nguyên nhân thất bại trong khởi nghiệp, nhưng có một chút khác biệt với các phân tích khác. Đầu tiên, nó được biên dịch từ 101 trường hợp thất bại trong khởi nghiệp đã xảy ra, chứ không phải là từ một cuộc khảo sát lấy ý kiến. Điều đó mang lại một kinh nghiệm thực tiễn mà hiếm khi có thể học ở nơi khác. Thứ hai, bài viết tập trung vào các công ty kinh doanh dịch vụ, một số ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh. Cuối cùng, bài viết có bao gồm những trích dẫn và giai thoại từ những người sáng lập.
Vậy những sai lầm chủ yếu là gì? Trong hầu hết các trường hợp đều chỉ có một vài vấn đề nhỏ, sau đây là năm nguyên nhân chủ yếu phổ biến nhất.
Cầu thị trường thấp: chiếm 42% số thất bại
Đúng vậy. Gần một nửa các công ty khởi nghiệp thất bại là do sản phẩm, dịch vụ họ đưa ra thị trường đều có lượng cầu rất thấp. Dưới đây là diễn tả của Jeff Novich, người từng có vai trò quan trọng trong công ty con của Techstars Blueprint chuyên cung cấp thiết bị y tế gia tốc, về thất bại khởi nghiệp của mình rằng: Tôi ngộ ra rằng, về cơ bản, là chúng tôi không có khách hàng vì không có nhiều người thực sự quan tâm đến model sản phẩm mà chúng tôi cung ứng. Các bác sỹ luôn muốn có thêm bệnh nhân, chứ không phải là một phòng khám với công suất hoạt động cao hơn.
Hết tiền mặt: Chiếm 29% số thất bại
Gần một phần ba số công ty khởi nghiệp thất bại vì họ thiếu tiền mặt. Vấn đề này sẽ đào sâu hơn về nguyên nhân thất bại trong đoạn trích từ câu chuyện khởi nghiệp của Flud, một công ty chuyên xây dựng công trình hệ sinh thái di động, và làm sạch: "Mặc dù có nhiều cách tiếp cận và đã mất nhiều công sức để theo đuổi nghề nghiệp và phát triển sản phẩm khi đã có sẵn thị trường, Flud cuối cùng vẫn hết tiền mặt và trở về số không, tiêu hết 2,3 triệu $ do không quản lý được dòng tiền mặt”. Nhìn chung, các công ty đều có cùng một lý do cơ bản dẫn đến thất bại trong khởi nghiệp. Một số công ty phát triển rất nhanh mà vẫn hết tiền mặt – điều này hoàn toàn có thể xảy ra, và rất đáng lo ngại.
Nguyên nhân về nhân sự: chiếm 23% số thất bại
Nếu bắt đầu vận hành một công ty giống như đưa một nhóm người lên một chiếc xe buýt, cho họ $20 và bảo họ lái xe xuyên quốc gia, và họ gặp khó khăn trong việc tìm đường đi, ví dụ đến một thành phố nào đó, có nghĩa rằng bạn đã có những con người không phù hợp trong chiếc xe buýt đó. Thì đó là những gì đã xảy ra với Standout Jobs, một cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cho các công ty vừa và nhỏ: "Nhóm sáng lập viên không thể xây dựng một sản phẩm hữu hiệu tối thiểu, đó là một sai lầm lớn. Nếu nhóm sáng lập không thể tự mình đưa dịch vụ khác biệt ra thị trường (hoặc với sự hỗ trợ của một số người khác) thì không nên thực hiện việc khởi nghiệp."
Đôi khi, có những nguyên nhân thất bại khó kiểm soát hơn, như là trường hợp với Eran Hammer-Lahav, người sáng lập doanh nghiệp: "Tôi không có một đối tác để cân bằng hài hòa và kiểm tra tính chính xác của các quyết định cho mình."
Không cạnh tranh được: 19% số thất bại
Chúng tôi vẫn thường nghe thấy tất cả, rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp không nên nghĩ nhiều về vấn đề cạnh tranh. Họ đều tưởng rằng chỉ cần kiểm soát bản thân và cố xây dựng một cái gì đó rất sáng tạo mà không ai có thể sao chép nó.
Không thể đưa ra lời khuyên tiêu cực. Đặc biệt là đối với Mark Hedlund, người sáng lập Wesabe, một công cụ quản lý tài chính cá nhân lên đến con số 4,7 triệu đô la nhưng đã bị Mint đánh gục. "Rất khó để có thể học hỏi từ Mint, “Hedlund viết. "Tất cả mọi thứ mà tôi đã đề ra đều không bị lệ thuộc vào một nhà cung cấp nguồn duy nhất, giữ gìn sự riêng tư của người sử dụng, giúp người dùng thực sự làm thay đổi tích cực trong quản lý dòng tiền của họ, tất cả những điều đó là rất hữu ích, đó là lý do hợp lý để theo đuổi những gì chúng tôi đã đề ra. Nhưng không có chỗ nào để cập đến vấn đề nếu sản phẩm khó sử dụng hơn."
Vấn đề chi phí / giá cả: 18% số thất bại
Nếu bạn đang bán một sản phẩm hoặc dịch vụ mà chưa có ai từng nghe nói trước đó, thì rất khó để xác định giá bán và đưa ra mô hình định giá nào dẫn đến thành công. Đó là những gì đã xảy ra với Delight.io, sản phẩm theo dõi các tương tác giữa người dùng với các thiết bị cá nhân của họ. "Chúng tôi ban đầu định giá theo số lượng các khoản tín dụng được ghi nhận. Kể từ khi khách hàng của chúng tôi không kiểm soát được độ dài của các đoạn băng, thì hầu hết trong số họ đã rất thận trọng trong việc tăng thêm các khoản tín dụng. Kế hoạch xác định giá dựa trên thời gian tích lũy của các bản ghi trở nên khó khăn hơn đối với chúng tôi ".
Vậy, trước khi tiến hành một công việc kinh doanh mới, doanh nhân khởi nghiệp cần phân tích và đánh giá các rủi ro nêu trên áp dụng vào trường hợp cụ thể của mình để có được kết luận chính xác hơn cho sự tự tin của mình cũng như thuyết phục được các thành viên trong nhóm khời nghiệp.
Công ty TNHH Tư vấn Phát triển Doanh nghiệp (EDConsult Co.,Ltd)
Địa chỉ: Phòng 1002, số 36 phố Hoàng Cầu, Tòa nhà Anh Minh, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (84-4) 37710804
Fax: (84-4) 37710805
Email: info@edcon.vn
Website : www.edcon.vn