Đường dây nóng:
091 352 1606 / 096 518 0572

Bộ quy tắc cơ bản áp dụng cho khởi nghiệp

( 15/07/2016 - Lượt xem: 1496 )

Có rất nhiều người khởi nghiệp mà không có bất cứ sự tính toán nào, họ quá tự tin vào trí tuệ và hiểu biết một cách ngẫu nhiên mà họ có được qua cuộc sống, không bài bản. Việc này sẽ dẫn đến hậu quả là kinh doanh không thành công, thiệt hại nghiêm trọng về vốn, thậm chí là mất trắng, hoặc nếu có thành công thì cũng chỉ là do ngẫu nhiên, may mắn. Chúng tôi đưa ra lời khuyên với các doanh nghiệp về một cách tiếp cận chắc chắn hơn để giảm thiểu rủi ro, đó là thực hiện công tác chuẩn bị và lập kế hoạch cho mỗi giai đoạn của quá trình kinh doanh.

Một ví dụ về sự chuẩn bị, đó là coi trọng giá trị của việc lập kế hoạch kinh doanh trước khi khởi nghiệp. Bạn không nên nghĩ rằng, bạn không cần có kế hoạch vì các nhà đầu tư không bao giờ đọc, chỉ cần trình bầy để thuyết phục được nhà đầu tư. Đúng vậy, các nhà đầu tư thường ít khi đọc hết cả một kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu bạn chỉ làm kế hoạch kinh doanh cho các nhà đầu tư, bạn đã sai lầm. Bạn cần có kế hoạch kinh doanh cho chính mình, phải bắt mình tự lập ra một kế hoạch kinh doanh có lộ trình vượt qua những rào cản trước mặt, và điều đó cũng giúp bạn đo lường sự tiến bộ của bạn trên đường đi.
Theo quan điểm của tôi, một chuyên gia tư vấn đã thực hiện công việc này hơn 20 năm, đã tư vấn cho nhiều doanh nghiệp, có một bộ qui tắc cơ bản có thể áp dụng cho mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp để có thể nâng cao khả năng thành công, không phân biệt ngành nghề lĩnh vực kinh doanh. Chúng bao gồm những điều sau đây:
1. Xác định các nguồn lực trước khi khởi nghiệp.
Tài chính chỉ là một trong những nguồn lực mà một nhà kinh doanh cần có để khởi nghiệp. Nhưng quan trọng hơn, đó là bạn cần có sự hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của mình, các mối quan hệ và số lượng khách hàng tiềm năng. Có một số doanh nghiệp thực hiện khởi nghiệp một cách say mê nhưng thực ra là đang đi vào bụi rậm, chỉ càng đi càng rối, bởi vì không có một kế hoạch cụ thể cho các nguồn lực: tài chính, con người, công nghệ, nguyên vật liệu, thị trường, các mối quan hệ...
2. Xác định hướng đi của doanh nghiệp.
Với một số doanh nghiệp, mục đích cuối cùng của việc kinh doanh mang tính xã hội cao, ví dụ như bảo vệ môi trường, giúp đỡ người nghèo. Với một số doanh nghiệp khác, mục đích khởi nghiệp hoàn toàn là vấn đề lợi nhuận. Hướng đi của mỗi doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau, có doanh nghiệp triển khai sản xuất rầm rộ, tiếp cận thị trường từ nhiều hướng, cũng có các doanh nghiệp lại chọn hướng đi sản xuất thăm dò, tiếp cận thị trường một cách lặng lẽ bằng các mối quan hệ thân cận, đi vào thị trường ngách... Nếu bạn và nhóm khởi nghiệp của bạn không biết mình đang đi đến đâu và theo hướng nào thì việc gặp phải rào cản luôn luôn hiển hiện và có thể là không bao giờ chấm dứt.
3. Xác định thước đo giá trị kinh doanh.
Mỗi doanh nhân hay nhóm doanh nhân khi khởi nghiệp đều cần phải đặt mục tiêu cho từng giai đoạn và tạo ra một thước đo, ví như thước đo về doanh số, vùng mở rộng của sản phẩm, hay lượng khách hàng, hoặc mục đích xã hội nào đó…, nhưng đơn giản là chỉ để đo đếm giá trị của quá trình kinh doanh, thước đo này chỉ cần đơn giản đến mức bạn chỉ mất không đến một phút để truyền đạt được cho các thành viên trong nhóm, cho nhà đầu tư hoặc cho khách hàng tiềm năng. Hoặc có thể gọi là “thông điệp”. Là một nhà tư vấn đầu tư, tôi đã từng nghe người ta nói chuyện trong nhiều phút đồng hồ mà vẫn không hiểu được họ đang định đi đến đâu và tại sao. Như thế thì đồng nghiệp hoặc những người trợ giúp trong nhóm không thể hiểu được thông điệp và định hướng của doanh nghiệp.
4. Tính toán và quản lý tài chính.
Ngay cả các tổ chức phi lợi nhuận cũng vẫn cần tiền để duy trì hoạt động, vì vậy, khi khởi nghiệp, bạn cần có một mô hình kinh doanh với kế hoạch cụ thể để mang lại thu nhập. Hãy quản lý chi phí và đánh giá sự thành công bằng lợi nhuận, cũng như giá trị xã hội mình đã mang lại. Hãy tự mình bước đi để tránh những ngõ cụt tài chính có thể giết chết công cuộc khởi nghiệp của mình.
5. Luôn luôn có kế hoạch.
Kế hoạch cho những giai đoạn tiếp theo để cải tổ, bổ sung nhân sự, bổ sung vốn nhằm nâng mức thành công hiện tại trở nên tăng trưởng ổn định lâu dài hơn. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần biết giao nhiệm vụ cho người khác, không quản lý những việc quá vi mô, dành nhiều thời gian hơn cho công việc kinh doanh.
6. Phân bổ tài chính để duy trì vận hành.
Các chỉ số tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp bao gồm tỷ lệ lưu thông tiền mặt, tổng lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng. Bạn cũng cần xác định tỷ lệ chi phí cho hệ thống bán hàng, chi phí chăm sóc khách hàng, và chi phí tiếp thị trong tổng doanh thu. Các chỉ tiêu này nên được quản lý bằng chuỗi giá trị và chỉ tiêu tài chính của Công ty.
7. Cơ chế động viên để nâng cao hiệu quả.
Sự kiên định và động cơ làm việc tích cực của các thành viên trong công ty có tác dụng rất hữu ích để vượt qua những trở ngại không lường trước được. Các chế độ khen thưởng trong công ty nên tập trung vào tiến độ và kết quả của công việc chứ không phải là căn cứ vào thời gian làm việc. Cần có những hành động, lời nói chúc mừng, dù là nhỏ nhất, cho từng hoạt động, từng kết quả nhỏ một để duy trì động cơ cho thành viên trong nhóm.
8. Thư giãn để đảm bảo thể lực và tinh thần.
Đôi khi ngay cả việc cố gắng làm việc đến 24 giờ mỗi ngày cũng không làm cho kết quả kinh doanh tốt lên. Vì vậy, cần phải sắp xếp cả thời gian hoạt động ngoài công việc để tái tạo tinh thần và thể chất, bao gồm cả các hoạt động theo sở thích và thời gian cho gia đình. Cố vấn, chuyên gia tư vấn và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cũng là những điều cần thiết quyết định đến thành công của công ty trong giai đoạn phía trước.
Trên thực tế, các doanh nghiệp áp dụng các qui tắc chiến lược nêu trên để chuẩn bị cho công việc kinh doanh của họ luôn tránh được những trở ngại và các rủi ro không lường trước được. Các doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thường có khả năng tránh được rủi ro và giải quyết được sớm các trở ngại mà không bị lâm vào cảnh khánh kiệt. Các doanh nghiệp này thường về đích an toàn cho một chu kỳ kinh doanh. Các doanh nghiệp không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi khởi nghiệp hoặc bắt đầu một chu kỳ kinh doanh thường phải đối mặt với con đường gập ghềnh và chịu nhiều tổn thất không muốn có.
 

Công ty TNHH Tư vấn Phát triển Doanh nghiệp  (EDConsult Co.,Ltd)
Địa chỉ: Phòng 1002, số 36 phố Hoàng Cầu, Tòa nhà Anh Minh, quận Đống Đa, Hà Nội   
Tel: (84-4) 37710804                          
Fax: (84-4) 37710805

Email: info@edcon.vn                        
Website : www.edcon.vn

Các tin bài khác

Đối tác 01
Đối tác 01
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON