Đường dây nóng:
091 352 1606 / 096 518 0572

Có nên đứng tên thành lập công ty cho người nước ngoài?

( 18/11/2019 - Lượt xem: 1356 )

Trước tiên chúng ta đi tìm hiểu lý do tại sao người ta phải nhờ người Việt Nam đứng tên thành lập công ty?. Những nhà đầu tư nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên thông thường là các cá nhân. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp thì thông thường công việc kinh doanh của họ chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn nên tiền vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty tại Việt Nam cũng cần phải được bảo đảm an toàn, trong tầm quản lý của họ. Tuy nhiên trên thực tế cũng không phải là không có các nhà đầu tư là tổ chức nhờ người Việt Nam đứng tên.

Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, chúng tôi cho rằng lý do tổng quát được trình bầy như sau:
  • Do rào cản pháp lý: Pháp luật về đầu tư của Việt Nam qui định hạn chế một số lĩnh vực đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ, không cho phép thành lập trường phổ thông cơ sở cho học sinh Việt Nam; hoặc một số ngành nghề có điều kiện, ví dụ: nhà đầu tư kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách thì chỉ được nắm giữ tối đa là 51% vốn điều lệ. Thủ tục cho một số ngành nghề kinh doanh khác cũng phức tạp hơn nhiều so với thủ tục đăng ký của doanh nghiệp trong nước, ví dụ như y tế, giáo dục, môi trường, …;
  • Do khả năng tài chính: Theo qui định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài khi làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) và thành lập công ty (ERC) tại Việt Nam thì phải có tài liệu chứng minh năng lực tài chính. Nhiều nhà đầu tư không có khả năng tài chính nhưng vẫn muốn thành lập công ty vì đôi khi họ nghĩ họ sẽ sử dụng hoặc chiếm dụng vốn của người bán hàng khi bắt đầu kinh doanh.
  • Chi phí thành lập doanh nghiệp: Thông thường, chi phí dịch vụ trả cho Nhà tư vấn cung cấp dịch vụ đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn nhiều so với chi phí thành lập doanh nghiệp trong nước.
  • Thời gian thực hiện thủ tục: Theo qui định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì phải đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) trước khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp (ERC). Tổng thời gian cho 2 thủ tục này đối với nhà đầu tư nước ngoài là 20 ngày làm việc, trong khi đó việc thành lập doanh nghiệp trong nước chỉ mất tối đa là 5 ngày làm việc.
  • Do rủi ro pháp lý: Một số nhà đầu tư nước ngoài muốn lợi dụng người Việt Nam, nhờ họ đứng tên thành lập công ty để nếu có rủi ro gì về pháp lý trong quá trình vận hành công ty như nợ thuế, kinh doanh thua lỗ, nợ nần không trả được, làm ăn phi pháp,.. thì họ vẫn rộng đường trốn tránh trách nhiệm.
Như vậy, nói đến đây thì các bạn hoàn toàn có thể hiểu được tại sao có những trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên thành lập công ty.
Vậy, có nên đứng tên thành lập công ty cho người nước ngoài hay không?, các bạn xem chúng tôi phân tích những lợi ích và rủi ro như sau nhé:
  • Về lợi ích, bản thân việc đứng hộ tên để thành lập công ty sẽ không mạng lại cho bạn lợi ích gì nếu nhà đầu tư nước ngoài không trả chi phí cho bạn, hoặc không giao cho bạn một công việc được trả công nào trong công ty đó.
  • Về rủi ro, bạn có thể sẽ phải gánh chịu toàn bộ hậu quả từ những rủi ro pháp lý như nêu ở phần trên như làm ăn phi pháp, nợ nần, thua lỗ.
  • Trong nhiều trường hợp, Nhà đầu tư nước ngoài thường đề nghị bạn đứng tên là chủ sở hữu kiêm đại diện pháp luật trong công ty do bạn làm chủ sở hữu. Trong trường hợp này, nếu xảy ra bất kỳ rủi ro pháp lý nào thì bạn là người chịu trách nhiệm hoàn toàn.
  • Trong một số trường hợp khác, Nhà đầu tư nước ngoài đề nghị được đứng tên là đại diện pháp luật trong công ty do bạn làm chủ sở hữu. Trong trường hợp này, người nước ngoài đó sẽ điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước các rủi ro pháp lý. Vị vậy, để tránh rơi vào tình cảnh nợ nần, bạn cần yêu cầu người nước ngoài đó đưa tiền cho bạn để bạn hoàn thành nghĩa vụ góp vốn điều lệ vào Công ty. Việc này sẽ giúp bạn loại bỏ phần lớn hậu quả pháp lý của doanh nghiệp.

Các tin bài khác

Đối tác 01
Đối tác 01
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON
Khách hàng của EDCON