ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH TẠI VIỆT NAM
(
27/08/2018 -
Lượt xem: 4402 )
Từ khi mở rộng hợp tác quốc tế, Việt Nam trong những năm gần đây đã trở thành một trong những thị trường thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Có lợi thế về nguồn lao động dồi dào và thị trường rộng rãi nhưng lại thiếu công nghệ hiện đại, cho nên, trong thời gian gần đây, mô hình kinh doanh liên doanh đang là hướng hợp tác khá phổ biến và đã thể hiện tính ưu việt giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước.
Doanh nghiệp liên doanh lần đầu tiên được nhắc đến trong Luật Đầu tư 1996, tuy nhiên từ Luật Đầu tư 2005 hay Luật Đầu tư 2014 thì không còn định nghĩa về khái niệm này nữa. Về bản chất có thể hiểu doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hay là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với công ty Việt Nam hay do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Đặc điểm:
+ Là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
+ Doanh nghiệp liên doanh có sự phối hợp của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt Nam, hai bên cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh theo một tỉ lệ nhất định và mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm pháp lý trong phần vốn góp của mình vào vốn pháp định của doanh nghiệp
Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm:
+ Đối với các nhà đầu tư Việt Nam: Có điều kiện tiếp cận với khoa học – kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến từ các nền kinh tế lớn ngoài nước; Nâng cao chất lượng và sự riêng biệt của sản phẩm so với các sản phẩm trong nước, thu hút thị trường và thu lợi nhuận theo tỉ lệ vốn góp.
+ Đối với các nhà đầu tư nước ngoài: Các nhà đầu tư nước ngoàiđược đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường buôn bán, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không hợp tác với bên Việt Nam thì sẽ gặp rất nhiều cạnh tranh.
Nhược điểm:
Hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh sẽ có sự ràng buộc pháp lý khá chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa hai bên.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp liên doanh:
Theo các quy định về thành lập công ty liên doanh, muốn thành lập công ty liên doanh, các nhà đầu tư cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:
+ Cá nhân nhà đầu tư: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014.
– Pháp nhân: thành lập hợp pháp theo luật doanh nghiệp và Luật đầu tư, vẫn đang tồn tại tại thời điểm thực hiện đầu tư.
– Về tài chính:
+ Năng lực tài chính của chủ đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án.
– Ngân hàng giữ số tiền gửi trong tài khoản sử dụng cho mục đích đầu tư của nhà đầu tư phải là ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
– Vốn pháp định của doanh nghiệp: đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam về công ty liên doanh.
– Đảm bảo phù hợp và theo quy định với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận.
– Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam
– Các điều kiện về thành lập công ty khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Mọi thông tin tư vấn quý khách xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư vấn Phát triển Doanh nghiệp (EDConsult Co.,Ltd)
Địa chỉ: Phòng 1002, số 36 phố Hoàng Cầu, Tòa nhà Anh Minh, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel:(84-24)37710804 - 0974.521.606
Fax:(84-24)37710805
Email:info@edcon.vn
Website : www.edcon.vn
Các tin bài khác